Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt

  • Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt
  • Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt
  • Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt
  • Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt
  • Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt
  • Sách - Động lực và nhân cách - Bách việt
4
24 đã bán
FLASH SALE

195.000

131.500

Loại phiên bản
Phiên bản thông thường
Nhập khẩu/ trong nước
Trong nước
Ngôn ngữ
Tiếng Việt
Loại nắp
Bìa mềm
Nhà Phát Hành
Bách Việt
Năm xuất bản
2024
Tên tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất
NXB Dân Trí
Số Trang
472
Nhà xuất bản
Dân trí

Mua ngay
Đổi ý miễn phí 15 ngày
Hàng chính hãng 100%
Miễn phí vận chuyển
Mô tả sản phẩm

1. THÔNG TIN SÁCH

Tên sách: ĐỘNG LỰC VÀ NHÂN CÁCH

Thể loại: Tâm lý học

Tác giả: Abraham H. Maslow

Khổ sách: 16x 24cm

Số trang: 472

Hình thức: Bìa mềm

Giá bìa: 195.000 VNĐ

Số ISBN: 978-604-40-1614-6

Mã vạch: 978-604-40-1614-6

Đơn vị liên kết: Bách Việt & NXB Dân Trí

Thời gian phát hành dự kiến: 4/2024

2. THÔNG TIN TÁC GIẢ:

Abraham H. Maslow (1908 – 1970) là một nhà tâm lý học người Mỹ, ông được thế giới biết đến qua mô hình “Tháp nhu cầu” nổi tiếng và được coi là cha đẻ của lĩnh vực tâm lý học nhân văn.

Ông là con đầu trong số bảy người con của một cặp vợ chồng dân nhập cư Nga gốc Do Thái. Ông nhận bằng cử nhân năm 1930, bằng thạc sĩ nhóm ngành nhân văn năm 1931, và bằng tiến sĩ năm 1934 về tâm lý học tại Đại học Wisconsin – Madison. Maslow dạy toàn thời gian tại trường Đại học Brooklyn, sau đó tại Brandeis, nơi ông được bổ nhiệm làm trưởng khoa Tâm lý học vào năm 1951.

3. TÓM TẮT NỘI DUNG:

Cuốn sách này đưa người đọc bước vào một hành trình khám phá bản thân với những phân tích sâu sắc quan điểm của nhiều nhà tâm lý học nổi tiếng như Freud, Jung, đồng thời trình bày quan điểm đột phá của chính tác giả Maslow về nhu cầu của con người.

Khác với các nhà tâm lý học trước mình, Maslow cho rằng các nhu cầu không xung đột lẫn nhau mà được xếp thành một hệ thống phân cấp với tầng thấp nhất là các nhu cầu sinh lý như không khí, thức ăn, nước uống; tầng thứ hai là các nhu cầu tâm lý như an toàn, được yêu thương, được tôn trọng; và cao nhất là nhu cầu “tự hiện thực hóa”. Đây là nhu cầu đặc biệt chỉ có ở con người, một động lực bẩm sinh ở mỗi cá nhân trong việc phát huy tiềm năng cao nhất và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, không phải hành động vì phần thưởng từ bên ngoài.

Với quan điểm lấy người khỏe mạnh làm trọng tâm nghiên cứu thay vì người ốm bệnh, Maslow không chỉ trả lời câu hỏi “Con người là gì?” mà còn trả lời câu hỏi “Con người sẽ trở thành gì?”. Lý thuyết tiến bộ của ông có ý nghĩa quan trọng trọng việc tìm hiểu động lực tại nơi làm việc, cũng như thấy trước được việc tìm kiếm sự hưng phấn và phát hay khả năng bản thân sẽ trở thành động lực cao hơn tiền bạc trong công việc.